cho lần đầu bạn đến với CuongDC Community

Kéo bài viết Nhấn phím mũi tên Nút xem tất cả
"img" + data:o

tại sao ít người Việt nói tiếng Anh hay?

tại sao ít người Việt nói tiếng Anh hay?


1. Luyện từ

Cái lớn bắt đầu từ cái nhỏ. Muốn nói cả câu chuẩn thì phải nói từng từ chuẩn. Sẽ có người cười khẩy, từ thì làm sao mà sai được. Vừa rồi, có người bạn của tôi đi học một lớp luyện nói, ông thầy có cho cả lớp đọc một câu rất đơn giản, ví dụ "ecological thinking and ecology protection should go together". Bạn tôi chắc mẩm làm sao mình có thể đọc sai một câu nói đơn giản đến nhường vậy. Nhưng nhầm to, vẫn sai như thường, các bạn tự phát hiện cái sai dễ mắc ở đây là gì nhé.

Khi luyện từ cần chú ý các điểm sau:

a. Phát âm: (hay hình âm, không tính trọng âm) tiếng Anh là thứ tiếng không có quy tắc, nhưng cái không có quy tắc của nó cũng lại có quy tắc, mà cái sự quy tắc ấy cũng lại chẳng có quy tắc gì. Để phát âm đúng từng từ, ta vừa phải học thuộc, vừa phải liên tục tư duy để phát hiện và ghi nhớ các quy tắc ẩn dấu của nó. Một vốn từ vựng được coi là tối thiểu đủ dùng là 5000, thì công việc của các bạn không phải là nhỏ đâu, tôi nghĩ rằng bạn sẽ phải nhớ tối thiểu cả ngàn trường hợp khác nhau. Từ những cái bất quy tắc thông thường như doubt (dawt), debt (det) cho đến những thứ quái thai như bury (''be:ri) thì ta không có cách nào khác là học vẹt.


b. Trọng âm: cái này mới gọi là khoai. Sai về phát âm thì còn châm trước được, vì tiếng Anh địa phương thường không đáp ứng được nhu cầu này, chẳng hạn tiếng Anh-Latin, họ đọc chả khác gì tiếng Tây Ban Nha. Nhưng trọng âm thì phải tuyệt đối chú ý. Bạn có thể phát âm sai, thậm chí sai toét, nhưng nếu đúng trọng âm thì người nghe vẫn nắm bắt ngon. Chắc là mọi người đều biết, tiếng Anh cũng như một số ngôn ngữ phương Tây, người ta nghe trọng âm là chính. Nếu nói đúng trọng âm, thì dù có nói nhỏ, hay bị nhiễu (như nghe qua đường điện thoại rè, hay trong lúc ồn ào…) người nghe vẫn có thể đoán ra được ý mình định nói.

Một lần nữa, luyện trọng âm từ phải luyện word by word, nghĩa là từng từ một, và với 5000 từ vựng thì công việc của các bạn không phải là nhỏ. Tuy nhiên quy tắc trọng âm thì có đỡ hầm bà làng hơn.

Theo tôi, phải mất 3 tháng chú ý rèn luyện hàng ngày, thì bạn mới có thể thay máu, hay ít ra hiệu đính cơ bản cách phát âm/trọng âm cho cái vốn từ vựng chắc chắn không phải là nhỏ của các bạn.

Một số lỗi trọng âm và phát âm thường gặp:

Nào hãy bắt tay vào để kiểm tra vốn từ nói (speaking vocabulary) của mình xem. Hãy khư khư bên mình cuốn từ điển, và check cách đọc của mình với một vài từ phổ thông, rồi nhìn vào phần phiên âm, xem các bạn phát âm và nhấn trọng âm đúng đến cỡ nào. Các bạn đã phát hiện ra chỗ dễ sai của cái câu ví dụ trên kia chưa? Có rất nhiều điểm có thể sai khi phát âm và nhấn trọng âm, nhưng có những lỗi cơ bản thường mắc như sau:

a. Đọc như nhau khi biến trạng thái từ

Mọi người khi học nói một cách tự phát thường đọc tính từ, danh từ, động từ (hay biến “thì”) với cùng một kiểu cho nó dễ (chưa nói những người có cơ bản yếu còn không phân biệt được đâu là tính, danh, động). Nhưng chúng thường biến khác so với nhau trong cách viết, và từ đó, phát âm lẫn trọng âm cũng khác nhau. Hãy dùng từ điển để tra các cặp từ sau kể về trọng âm lẫn phát âm: export(n)-export (v); technology-technological; economy-economic; photograph-photography, conservation-conservative.... Nào các bạn đã thấy mình không ổn chưa. Những bạn nào mà không sai những từ này là cũng đã là rất tốt rồi, có cơ bản về phát âm.

Bạn nào mà sai nhiều, thì phải rất chú trọng, bạn đã cảm thấy con đường để nói chuẩn (chưa nói là hay) cũng không hề dễ dàng, đấy là một nguyên nhân cơ bản tại sao người Việt nói sai nhiều.

Có rất nhiều nguyên tắc để nhớ trọng âm cũng như phát âm, tôi không muốn nói ngay ra đây, vì cũng mất thời gian, nhưng quan trọng là tôi muốn các bạn tự tìm hiểu trong quá trình thay máu vốn từ của mình.

b. Thiếu trọng âm phụ

Trong một từ dài 3-4 âm tiết trở lên, thường có trên 1 trọng âm. Ngoài trọng âm chính (biểu diễn bởi dấu phảy phía trên đầu, trước trọng âm) còn có trọng âm phụ (biểu diễn bởi dấu phảy phía dưới chân, trước trọng âm). Ví dụ environmental (in,vairơn''mentl). Các bạn cần phải đọc rõ cả trọng âm phụ này, còn các âm còn lại có thể nuốt đi. Quy tắc thông thường đối với trọng âm phụ là luôn đứng cách trọng âm chính một âm (trước hoặc sau).


c. Trọng âm nhấn chưa đủ :

Các bạn đã ít sai về xác định trọng âm vẫn thường mắc lỗi này. Để nói được hay, thì trọng âm chính cần phải có âm lượng gấp 2-2.5 lần âm thường, và có độ dài cũng tương tự, còn đối với trọng âm phụ thì cũng phải 1.5-2 lần. Nhiều khi các âm không phải trọng âm có thể nuốt (đọc rất nhỏ trong cổ họng), nhưng phải nhấn các trọng âm rất rõ, rất to và dài (chưa nói là còn phải luyến nữa). Tóm lại là phải đủ lớn !

Còn nhiều lỗi nữa ,mỗi trường hợp ,mỗi cá nhân lại có những lỗi khác nhau...


Khi nghe các bản tin trên kênh BBC hay CNN bạn thấy cực kỳ ngưỡng mộ các phát thanh viên. Họ nói tiếng Anh dẻo như “nhai kẹo”. Bạn có muốn được như họ?

Trong quá trình học tiếng Anh, chúng ta được thực hành phát âm, ngữ pháp, từ vựng cũng như các kỹ năng cơ bản khác. Trong đó, một yếu tố quan trọng cần được dạy trước nhất là cách phát âm trong tiếng Anh. Tại sao lại như vậy?

Trước hết, cách phát âm của bạn sẽ tạo ấn tượng đầu tiên cho người nghe. Đó là đặc điểm mà người ta nhận thấy rõ nhất ở bạn. Khi gặp một người bản xứ, bạn mới chỉ nói một hoặc hai câu tiếng Anh, theo bạn thì người đó có phát hiện được ngay là bạn có vốn từ ít ỏi hay ngữ pháp dở tệ? Có lẽ là chưa. Nhưng họ sẽ nhận ra cách phát âm của bạn tốt hay không. Nếu bạn phát âm sai, người nghe sẽ lập tức xếp bạn vào thành phần “nói tiếng Anh kém”. Như vậy, cách phát âm của bạn sẽ tạo nên ấn tượng đầu tiên đối với người khác.

Ngoài ra, phát âm đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp. Một trong những việc đầu tiên bạn nên học trong tiếng Anh là phát âm cho thật đúng. Bạn vẫn có thể nói tiếng Anh mà không nhất thiết phải có vốn từ phong phú, bởi vì bạn có thể sử dụng từ ngữ đơn giản để diễn đạt những gì muốn nói. Bạn vẫn khiến người khác hiểu được tiếng Anh của mình mà chẳng cần ngữ pháp uyên thâm, bởi vì bạn có thể dùng các cấu trúc đơn giản để thay thế. Nhưng không có khái niệm nào gọi là “phát âm đơn giản”. Nếu bạn phát âm không tốt, điều đó có nghĩa là bạn phát âm… kém. Và hậu quả thì thật là bi thảm. Dù cho vốn từ hay ngữ pháp của bạn có tuyệt vời đến đâu thì người ta vẫn chẳng thể hiểu nổi những gì bạn muốn nói.


Nhiều người học tiếng Anh có quan điểm: “Tôi không cần học phát âm. Tôi chỉ muốn giao tiếp bằng tiếng Anh”. Hầu hết cho rằng họ giao tiếp được bằng tiếng Anh bởi vì họ có thể nói chuyện với giáo viên và các sinh viên khác. Đừng nhầm lẫn như vậy. Bạn nên nhớ rằng:

* Giáo viên của bạn đã quen nghe tiếng Anh “không chuẩn” của học sinh suốt nhiều năm nên họ hiểu được nó dễ dàng hơn người bình thường.
* Các sinh viên khác đa số là người Việt Nam như bạn, nên cũng nói tiếng Anh và mắc cùng lỗi sai giống bạn. Vì vậy, họ dễ dàng hiểu bạn hơn.


Bài thử nghiệm thực chất duy nhất là: Sang Mỹ hoặc Anh và cố nói chuyện với “những người bình thường” như nhân viên siêu thị, tài xế xe buýt… Nếu họ hiểu được bạn tức là bạn có thể nói rằng bạn giao tiếp được bằng tiếng Anh. Tiếc là nhiều người học không chú trọng lắm đến vấn đề phát âm. Họ giao tiếp được trên lớp, vì thế họ nghĩ thế là tạm ổn. Sau đó vài năm, họ tới Mỹ hoặc Anh, và… chẳng ai hiểu họ nói gì.

Tuy nhiên, giao tiếp được chưa phải là đủ. Nếu bạn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài, đó là một thành công lớn, nhưng như thế có thể chưa đủ. Nếu kỹ năng phát âm của bạn đạt trên mức cơ bản, thì tiếng Anh của bạn có thể hiểu được, nhưng bạn vẫn pha chất giọng nước ngoài nặng nề, gây cảm giác khó chịu với người nghe. Như đã nói ở trên, phát âm đóng vai trò quan trọng vì nó tạo ra ấn tượng ban đầu. Điều này tuyệt đối đúng – chẳng ai nhận xét rằng bạn nói tiếng Anh chuẩn nếu chất giọng của bạn vẫn pha ngoại quốc. Điều quan trọng hơn là, nếu bạn có chất giọng dễ chịu, chắc chắn mọi người sẽ thích nói chuyện với bạn, họ sẽ muốn dành thời gian ở bên bạn. Ngược lại, nếu giọng bạn không hay, người nghe có khi còn muốn lảng tránh bạn (vô thức hoặc cố ý).

Cũng rất may là bạn có thể liên tục tập luyện phát âm cho tới khi bạn nói được một giọng tiếng Anh “dễ hiểu và dễ chịu” (hay còn gọi là “phát âm chuẩn”). Bạn có thể luyện nghe các âm tiếng Anh trên băng đĩa hoặc các chương trình tiếng Anh trên tivi. Chúc các bạn luôn tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp và sớm mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu cho người nghe bất cứ khi nào bạn nói tiếng Anh!


Thanh Sơn – Giảng viên Global

STAY HUNGRY - STAY FOOLISH

Technology

Lifestyle

Sports

Gallery

Random Posts

Business

Popular Posts

About US

Entertainment

Post Featured